TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Xem tiếp
VI.- Khoa Tử-vi
đời trần
1.- Trường hợp được trọng
dụng
Khoa Tử-vi được triều Trần biết
đến trong một dịp đặt biệt: Thái-tử Hoảng bị bệnh
mê man suốt ba ngày rồi mắt trợn ngược, tưởng qua đời.
Vua đem thanh Thượng-phương bảo kiếm và áo Ngự-bào để
bên cạnh rồi tuyên chỉ ;
- Nếu tỉnh dậy sẽ ban cho. Ý nói sẽ truyền ngôi. Nhưng
Thái-tử mắt vẫn trợn ngược.
Hoàng hậu, phi tần khóc lóc thảm
thiết, chuẩn bị chôn cất, nhân thấy Huệ-Túc phu nhân
văn hay chữ tốt, có ý nhờ viết bài vị. Vì vậy phu nhân
biết ngày, giờ, tháng, năm sinh của Thái-tử. Phu nhân bấm
số, rồi tâu:
- Xin Hoàng-hậu đừng lo, Thái-tử
chỉ mê man thôi, giờ Sửu ngày mai sẽ tỉnh dậy. Vua và
Hoàng-hậu tin tưởng và hỏi tại sao phu nhân biết? Phu
nhân tâu:
- Thần tính số Tử-vi của Thái-tử
thấy Đồng, Âm thủ mệnh tại Tý. Cung phúc tại Dần
có Cự, Nhật. Tử-vi kinh nói rằng:
“ Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần,
ai, khổ,
Do ư phúc trạch cát hung”.
Nghĩa là : Giàu,
sống lâu, làm lớn, tiếng tăm, chết non, đau thương, khổ,
do cung phúc tốt hay xấu. Đây cung Phúc của Thái-tử
có Cự, Nhật tại Dần, lại có Tả, Hữu, Xương, Khúc
hợp chiếu, thì căn cơ là người thọ lắm. Mệnh lại
được Đồng, Âm tại Tý... thế thì Thái tử không
chết non, sau còn trở thành vị minh quân anh hùng, tạo sự
nghiệp rạng rỡ cho họ Đông-a và cho nhà Đại-Việt
nữa. Hiện Thái-tử bị hạn Tang, Hổ, Kiếp, Hình thì đau
yếu nặng đó thôi.
Vua và Hoàng-hậu còn phân vân chờ
đến giờ Sửu hôm sau, thì Thái-tử tỉnh dần, rồi khỏi
hẳn. Sau là vua Trần Thánh-tông, một vị vua anh hùng trong
lịch sử Đại-Việt. Nhân đó vua Thái-tông mới hỏi
lý do tại sao phu nhân biết, phu nhân mới trình bày khoa
Tử-vi. Vua Thái-tông triệu Hoàng Bính vào cung, tiên sinh
dâng lên hai bộ sách Tử vi chính nghĩa và Triệu Thị Minh
Thuyết Tử-vi kinh. Vua Thái tông và hoàng tộc nhà Trần
lại đua nhau nghiên cứu Tử-vi, và dùng như một nguyên
tắc để cử người giúp nước.
2.- Một sự kiện sáng tỏ nhờ
Tử-vi
Qua những lá số được Huệ-Túc
phu nhân và vương hầu đời Trần chấm còn để lại, ngày
nay chúng ta thấy được nhiều khía cạnh lịch sử. Như
hiện trong văn học sử, người ta không biết vị thiền
sư đắc đạo Tuệ-Trung thượng sĩ đời Trần, bản sư
của Trần Nhân-tông là Trần Quốc Tung, anh ruột Hưng Đạo
vương Trần Quốc Tuấn, tước phong Hưng-Ninh vương hay là
Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, con thứ nhì của Hưng
Đạo vương?
Căn cứ vào lá số của Huệ-Túc
phu nhân, người sống đồng thời với Hưng Ninh vương,
lại là thím của ngài, là sư phụ của ngài về khoa Tử-vi,
thì những gì do phu nhân viết về ngài phải đúng. Hơn
nữa phu nhân lại là người tích cực tiến cử Hưng Đạo
Vương giữ chức vụ Tiết-chế binh mã, tức là Tổng tư
lệnh quân đội, thì chắc chắn tình nghĩa thím cháu, vua
tôi, thầy trò, phu nhân viết về gia đình Hưng Ninh Vương,
Hưng Đạo vương không sai. Phu nhân chấm số cho Hưng-Ninh
vương có phê như sau:
"... Kinh vân Tử, Tham, Mão Dậu
đa vi thoát tục chi tăng. Ngô kim nhật kiến Tuệ Trung chi
số: Tử, Tham ư Dậu ngộ Quyền, Đào, tuấn nhã chi
lang. Tả, Hữu hợp chiếu thị tất đa tài, đa năng. Đãn
hiềm Tử, Tham cư Dậu ngộ Không, Kî tất thoát tục
vi tăng”. Nghĩa là sách Tử-vi kinh nói rằng: người
mệnh lập tại Dậu hay Mão, mà có Tử-vi, Tham lang thủ
mệnh đa số là người thoát tục đi tu. Nay ta xem số của
Tuệ Trung thì thấy mệnh lập tại Dậu, Tử-vi, Tham-lang
thủ mệnh, còn gặp Đào-hoa, Hóa-quyền thì là người
đẹp đẽ. Được Tả, Hữu hợp chiếu thì là người
đa tài, đa năng. Nhưng tiếc rằng cái số và mệnh lập
tại Dậu, Tử-vi, Tham-lang thủ mệnh,gặp Thiên-không, Hóa-kỵ
thì thế nào cũng đi tu."
Từ sự kiện trên ta tìm được
Tuệ Trung thượng sĩ là Hưng-Ninh vương Trần Quốc Tung,
chứ không phải là Trần Quốc Tảng.
3.- Phá cách, trợ cách
Qua các tài liệu còn lại, thì
khoa Tử-vi đời Trần có một sắc thái đặc biệt hơn
ở Trung-quốc, đó là Phá cách và
Trợ cách. Câu chuyện Đoàn Nhữ
Hài là một bằng cớ. Nếu Tống Thái-tổ biết Trịnh Ân
bị nạn mà cứu không được, thì vua Trần Nhân-Tông biết
Đoàn Nhữ Hài bị nạn mà cứu thoát. Câu chuyện như
sau:
Đoàn Nhữ Hài là học trò trường
Quốc-tử giám ở Thăng-long. Năm 20 tuổi, Hài chuẩn bị
để thi Thái-học sinh (tiến sĩ), muốn được thi Thái học
sinh thì Hài phải qua một kỳ khảo hạch của trường trước,
nếu thấy khá thì mới được cử đi thi. Một hôm ra chùa
Diên hựu (chùa Một-cột) chơi, thấy vị tăng ngồi nhìn
trời, Hài hỏi:
- Bạch hòa thượng, tiểu sinh nghe
rằng người tu hành có thể biết được vận số sau này
sẽ ra sao, có đúng không?
Hòa thượng hỏi:
- Tiên sinh muốn biết điều gì?
- Tiểu sinh muốn biết mai sau hoạn lộ ra sao. Tiểu sinh
mong sư phụ chỉ giáo cho tương lai.
Hòa thượng hỏi ngày, giờ, tháng,
năm sinh của Hài rồi nói:
- Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa
là số phò tá vua ở sân rồng, tức là số làm tới tể
tướng. Mệnh lập tại Mùi, Tả, Hữu thủ mệnh là người
đa tài, đa năng. Tử-vi kinh nói, Tả-phụ, Hữu-bật bình
tính khắc khoan, khắc hậu nên tính tình từ tốn, hành
sự cẩn trọng. Cái cách Nhật tại Mão, Nguyệt tại Hợi
chiếu là cách Nhật, nguyệt tịnh minh, nên thì sớm gặp
minh quân. Nhưng tiên sinh lại có một cách rất xấu Đào-hoa,
Hồng loan cư nô, lại gặp Hình, thì tất thế nào cũng
vì đàn bà mà tan nát sự nghiệp, đến phải vong mạng.
Đáng tiếc, đáng tiếc.
Hài mừng lắm trở về lo học
hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc-tử
giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá.
Hài giận lắm, tìm vị hòa thượng hỏi:
- Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể-tướng,
thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái-học
sinh được? Không đậu Thái-học sinh thì sao có thể làm
Tể-tướng?
Vị Hòa-thượng cười đáp:
- Từ xưa đến giờ có biết bao nhiêu vị Tể-tướng mà
không đậu đại khoa? Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể-tướng,
chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Này năm nay tiểu hạn
tiên sinh nhập cung Dậu được Thái-dương miếu địa, Hóa-khoa
từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên-nhan.
Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên-mã gặp Đà-la
tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu
gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên
sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp vua, nhưng tiên
sinh nhớ một điều:
Khi được gặp vua, nếu hoàng-thượng
ban thưởng cho bao nhiêu vàng bạc phải nộp cho lão tăng
một nữa. Hài mừng lắm, về nhà, đúng ngày mà hòa thượng
đoán gặp vua, không thấy linh nghiệm. Hài tìm đến chùa
Diên-hựu để hỏi tội hòa-thượng. Nhưng trên đường
đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng phải, té lăn
vào bụi cỏ. Hài túm lấy dây cương hạch tội:
- Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta?
Người cỡi ngựa, mình chỉ mặc
áo lót, mũ đội phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ
lỗi:
- Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên
sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc
đây!
Hài bực mình nói:
- Ta học trường Quốc-tử giám, sắp thi Thái-học sinh,
thì Bách-gia, Chư-tử, Cửu-lưu, Tam-giáo đều thông. Sao
lại không biết chữ?
Người cỡi ngựa tiếp:
- Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi,
tôi sẽ bảo quan Quốc-tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu.
Năm sau thi Thái-học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng
nguyên, được chăng?
- Nhà ngươi điên à? Nhà ngươi có biết, chỉ có một người
cho Thái-học sinh đậu Trạng-nguyên, đó là vua. Nhà ngươi
là ai mà dám nói lớn lối như vậy?
Người kia đáp:
- Tôi là Vua đây.
Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ
người đó, quả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội.
Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh-tông. Nguyên sau khi
chiến thắng Mông-cổ, năm 1293 vua Trần Nhân-tông nhường
ngôi cho con là vua Trần Anh-Tông rồi đi tu. Vua Anh-Tông thường
hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương-bồ
say quá nằm ngủ, thì Thượng-hoàng từ Thiên-trường về
Thăng-long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân-Tông
thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái-giám
dâng cơm. Thượng-hoàng không thấy vua đâu hỏi thái-giám.
Thái-giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh
được. Thượng-hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan
về Thiên trường họp, có ý truất phế Anh-tông. Đến
giờ Mùi, Anh-tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy
tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy
tới chùa Từ-phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai
người xuống thuyền về Thiên-trường. Dọc đường Đoàn
Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng
Thượng-hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải
quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn
hay, truyền nhau đọc.
Thượng-hoàng nghe được hỏi:
- Văn ở đâu mà hay như vậy?
Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng-hoàng
truyền:
- Đưa vào đây!
Ý ngài muốn nói rằng đưa bài
biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn
Nhử Hài vào. Thượng-hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp
biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn
xá tội cho vua Anh-Tông. Ngài phán rằng:
- Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta.
Nay gặp tiên sinh ở đây
thực là may mắn. Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa
Diên-hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng-hoàng
phán:
- Khoa Tử-vi do Hoàng Bính truyền sang Đại-Việt, khoa
này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử-vi
cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ-Trung Thượng-sĩ
đó (tức Trần Quốc Tung).
Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với
hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ-Trung là một
võ học danh gia đời Trần. Thượng-hoàng hỏi số của
Hài, rồi phán:
- Số của tiên sinh là số của
bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng
tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy
ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham,
Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan
vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.
Vua Anh-tông tâu rằng:
- Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử-vi có thể cải được
số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được
Đoàn tiên sinh không?
Thượng-hoàng bèn xé từ bìa kinh
Kim-cương viết mấy chữ Tứ đại giai không, miễn tử
trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy
trong kinh Kim-cương:
“Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng,
Vô thọ giả tướng, tứ đại giai
không”. Nghĩa là không có hình tượng của người,
của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn
cái đó đều là hư ảo..
Thượng-hoàng phán:
- Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp
tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn,
có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng,
Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết
chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền
đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì
dùng đến Không-vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim-cương, tức
là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể
cứu được tiên sinh.
Trở về Thăng-long, vua Anh-Tông
phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự-sử trung tán, đây là
lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20
tuổi được phong làm Ngự-sử trung tán. Người thời đó
ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau:
Phong hiến luận đàm truyền cổ
ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là:
Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung-tán
Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa.
Ba năm sau hạn của Đoàn Nhữ
Hài qua cung Tý gặp Đào, Tham, Quyền, Hồng và Thiên-thương,
triều đình khám phá ra mối tình của Đoàn Nhữ Hài
với một cung nữ của vua Anh-Tông. Luật triều Trần rất
khắt khe với tội ngoại tình. Ngay với thường dân khi
ngoại tình xảy ra, gian phu bị tử hình, dâm phụ tùy người
chồng tha hay không. Nay tội đó xảy ra giữa một đại
thần với một cung nữ. Nên cả hai bị khép tội chém đầu.
May nhờ có thủ bút của Thượng hoàng, viết trên bìa cuốn
kinh Kim-cương nên cả hai được miễn tử. Vua Anh- Tông
truyền gả cung nữ cho Đoàn Nhữ Hài.
Đoạn trên đây chúng tôi
tóm lược trong sách Đông-a di sự, phần Đoàn Nhữ
Hài liệt truyện.
4.- Tinh hoa khoa Tử-vi đời Trần
Hầu hết những bậc vua chúa,
vương hầu nhà Trần đều nghiên cứu Tử-vi, để làm chìa
khóa biết kẻ trung, người nịnh, biết vận hạn, mưu đồ
đại sự.
Như khi triều đình phân vân không
biết nên hòa với Mông-cổ, cho Mông-cổ mượn đường
đánh Chiêm-thành, hay nhất định chống lại, vua Thái-tông
do dự không quyết, Huệ- Túc phu nhân chấm số cho tất
cả vua, hoàng-hậu, vương hầu, tướng sĩ, thấy đa số
là những vĩ nhân, làm nên những chuyện kinh thiên động
địa. Có một số bị chết thảm nhưng tiếng tăm vang dậy.
Phu nhân quyết định rằng: nên đánh. Bởi đánh thì sẽ
thắng, có thắng các vương hầu mới có sự nghiệp vĩ
đại như vậy. Một vài người tuy tuẫn quốc thật nhưng
danh thơm muôn thuở.
Có ai ngờ việc quyết định vận
số quốc gia như thế, mà do khoa Tử-vi chiếm một phần.
Khoa Tử-vi đời Trần cũng dựa theo bộ Tử-vi chính nghĩa,
rồi nghiên cứu rộng ra về phá cách và trợ cách. Tỷ
dụ, Tử-vi kinh nói rằng :
Thiên-hình, Thất-sát cương táo
nhi cô. Nghĩa là, người có thiên-hình, Thất-sát thủ mệnh
thì tính tình nóng nảy, cứng rắn quá mà hóa cô độc.
Muốn khuyên răn, chế ngự bớt sự cuồng táo đó, phải
dùng người mệnh có Thái-dương, Thiên-đồng, Thiên-lương,
Văn-xương, Văn-khúc, Đào-hoa, Hồng-loan. Bởi các sao
này có thể giảm bớt sức nóng nảy của Hình, Sát. Tuyệt
đối không dùng người mệnh có Kiếp, Không, Kình, Đà,
Tang, Hổ đã đành mà còn tránh dùng người có Tử-vi, Thiên-phủ,
bởi Tử, Phủ kỵ Hình, Sát. Như muốn phá người mệnh
có Tử, Phủ thì dùng người có Kiếp, Không, Kỵ, Hình
thủ mệnh. Tử, Phủ thì ngay thẳng, Kiếp, Không thì gian
trá, tiểu nhân vậy dùng những mánh lới hạ cấp sẽ làm
cho người Tử, Phủ khốn khổv.v.... Khoa Tử-vi còn đi sâu
hơn nữa. Như người có cung Phúc tại Thìn được Thái-dương
tọa thủ, tức là được hưởng phúc ngôi mộ ông hoặc
bố. Muốn ếm người đó, thì dùng cách ếm mộ ông nội
hay cha y, thì y khốn khổ ngay.
Lối này trước đây người ta
đã dùng để ếm mộ ông nội nhà văn Phạm Quỳnh, sau
này ếm mộ nhà Ngô. Khi cố Tổng-thống Ngô Đình Diệm
còn tại vị, nhiều người thù ghét, sau biết ngôi mộ
tổ được cách Long phụng triều thì con trai, con gái, con
dâu sự nghiệp đều vĩ đại cả. Người ta đã ếm ngôi
mội này. Thành ra khi con long bị đau, nó dẫy lên, lại
một người nam bị nạn, khi con phụng dẫy lên thì có một
người nữ bị nạn. Cái lối ếm này rất thất đức,
nên chúng tôi không trình bày chi tiết vào đây. Tỷ dụ:
Nhà Trần đã dùng lối ếm đó để diệt dòng dõi họ
Chế ở Chiêm-thành. Trần Khắc Chung vì thương yêu Huyền
Trân công chúa, mà công chúa bị triều đình nhà Trần gả
cho Chế Mân, Khắc Chung tìm biết số Tử-vi của Chế Mân,
rồi tìm ngôi mộ cung Phúc đức ếm, nên chỉ một năm
sau Chế Mân chết.