Chỉ dựa vào Tứ Trụ liệu đã đủ để dự đoán vận mệnh của con người hay không ? Hoàn toàn chưa đủ, muốn dự đoán có độ chính xác cao, người ta cần phải biết đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ đó. Vậy thì đại vận và tiểu vận là gì ? Và cách xác định chúng như thế nào ?
I – Cách xác định đại vận
1 - Đại vận
Từ xa xưa cho tới ngày nay, mỗi người
đều cảm thấy rằng cuộc đời thường không thuận buồm xuôi gió, mà có những
khoảng thời gian tốt, xấu, may và rủi khác nhau. Người thì sự may mắn
dồn dập đến từ khi vẫn còn trẻ, có người thì ở tuổi trung niên, lại có
người chỉ đến khi đã về già, sự sui sẻo cũng vậy, ở mỗi người mỗi khác.
Từ thực tế khách quan này mà người ta đã tìm ra cách xác định các khoảng
thời gian may rủi khác nhau đó cho các Tứ Trụ là 10 năm và chúng được
gọi là các đại vận. Cách xác định các đại vận hoàn toàn phụ thuộc vào
tháng sinh của người đó như sau :
a – Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
Người mà can năm sinh của người đó là
dương đối với nam như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và can năm sinh của
người đó là âm đối với nữ như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì được tính theo
chiều thuận của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay sau lệnh tháng làm đại
vận đầu tiên, tiếp theo là đại vận thứ 2,...
Ví dụ : Nam
sinh vào năm Mậu Tý tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Mậu tức
là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính theo chiều thuận theo bảng
nạp âm là Kỷ Mùi, đại vận sau là Canh Thân, Tân Dậu,...
Ví dụ : Nữ
sinh vào các năm Quý Sửu tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Quý
tức là can âm nên đại vận đầu tiên cũng tính theo chiều thuận như ví dụ
trên là Kỷ Mùi, đại vận thứ hai là Canh Thân, Tân Dậu,...
b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
Người mà can năm sinh là âm đối với
nam như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và người mà can năm sinh là dương đối với
nữ như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì phải tính ngược lại đối với bảng
nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, sau
là đại vận thứ hai,...
Ví dụ : Nam
sinh vào năm Quý Dậu tháng Mậu Ngọ, vì can năm của người này là Quý tức
là can âm nên đại vận đầu tiên phải tính ngược theo bảng nạp âm ngay
trước lệnh tháng là Đinh Tị, đại vận thứ hai là Bính Thìn, Ất Mão ,....
Ví dụ : Nữ
sinh vào năm Mậu Thân, tháng Mậu Ngọ vì can năm là Canh tức là can
dương nên đại vận đầu tiên phải tính ngược với bảng nạp âm là Đinh Tỵ,
sau là Bính Thìn, Ất Mão,....
II - Thời gian bắt đầu đại vận
1 - Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
Vậy thì khi nào các đại vận sẽ bắt đầu
? Phải chăng tất cả mọi người là như nhau? Hoàn toàn không phải như
vậy, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ngày sinh của người đó so với ngày giao
lệnh (tức là ngày thay đổi từ tháng này sang tháng khác của lịch Can
Chi) của tháng trước hoặc tháng sau so với tháng sinh của người đó (lệnh
ở đây nghĩa là chi của 1 tháng mang hành gì thì hành đó sẽ nắm lệnh
trong tháng đó).
Đối với nam sinh năm dương và nữ sinh
năm âm, ta tính theo chiều thuận của bảng nạp âm từ ngày sinh đến ngày
giao lệnh của tháng sau (theo lịch Can Chi) xem được bao nhiêu ngày, và
bao nhiêu giờ. Sau đó cứ 3 ngày quy đổi là 1 năm, thừa 1 ngày được tính
thêm là 4 tháng, thừa 2 ngày được tính thêm là 8 tháng, cứ thừa 1 tiếng
được tính thêm là 5 ngày còn cứ thiếu 1 tiếng thì phải trừ đi 5 ngày.
Cộng tất cả lại sẽ được bao nhiêu năm, tháng, ngày thì đó chính là sau
khi sinh được từng đó thời gian sẽ bước vào đại vận đầu tiên.
Ví dụ : Nam sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’ có tứ trụ:
Bính Thìn - Canh Dần - ngày Giáp Ngọ - Bính Dần
Ta thấy đây là nam sinh năm dương nên
tính theo chiều thuận từ ngày sinh 12/2 lúc 3,01´ a.m. đến giao lệnh của
tháng sau là ngày 5/3 lúc 18,48´ (tính tròn là 19,00’), thì được 22
ngày (vì đây là năm nhuận nên tháng 2 có 29 ngày ) và thêm 16 tiếng. 22
ngày quy đổi được 7 năm 4 tháng (vì thừa 1 ngày đổi thành 4 tháng), còn
16 tiếng quy đổi thành 2 tháng và 20 ngày (16.5 ngày = 80 ngày). Tổng
cộng được tất cả là 7 năm 6 tháng và 20 ngày. Tức là sau khi sinh ra
được 7 năm 6 tháng và 20 ngày thì người này bắt đầu bước vào đại vận đầu
tiên. Chính xác ngày 2/9 năm1983 người này bắt đầu bước vào đại vận Tân
Mão (từ 2/9/1983 đến 2/9/1993). Từ ngày 2/9 năm 1993 bắt đầu đại vận
thứ 2 là Nhâm Thìn (2/9/93 đến 2/9/03). Các đại vận sau tính tương tự
theo đúng chiều thuận của bảng nạp âm. Mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10
năm.
Có thể biểu diễn các đại vận và thời gian của chúng như sau :

Năm 1983 bắt đầu đại vận trừ đi năm
sinh là năm 1976 được 7 năm, tức là khi 7 tuổi người này bắt đầu bước
vào đại vận Tân Mão và được tính chính xác đến tháng 9 của năm 1983 .
Nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.
2 - Nữ sinh năm dương và nam sinh năm âm
Đối với nữ sinh vào năm dương và nam
sinh vào năm âm thì chúng ta tính theo chiều nghịch từ ngày sinh đến
ngày giao lệnh của tháng trước liền với tháng sinh xem được bao nhiêu
ngày, bao nhiêu giờ và cũng quy đổi như trên ta sẽ biết được khi nào bắt
đầu đại vận đầu tiên.
Ví dụ : Nữ sinh ngày 12/3/1952 lúc 22,00’ có tứ trụ:
Nhâm Thìn - Quý Mão - ngày Đinh Tị - Tân Hợi
Vì là nữ sinh vào năm có can là Nhâm
tức can dương nên ta phải tính từ ngày sinh ngược lại tới ngày giao lệnh
của tháng trước (tức là tính theo chiều ngược). Cụ thể ta tính từ ngày
sinh 12/3 lúc 22,00´ đến đến ngày giao lệnh của tháng trước là ngày 5/3
lúc 23,00´ ta được 7 ngày quy đổi được 2 năm 4 tháng và từ 22,00’ đến
23,00’ là thiếu 1 tiếng tức phải trừ đi 5 ngày (Chú ý: Nếu giờ giao lệnh
là 21.00 thì ta phải cộng thêm 5 ngày). Ta quy đổi được 2 năm 3 tháng
và 25 ngày. Vậy thì người này ngày 7 tháng 7 năm 1954 bắt đầu bước vào
đại vận đầu tiên là Nhâm Dần và các đại vận sau tính theo chiều ngược
của bảng nạp âm như sau :

Đối với nam sinh năm Âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.
Nguồn: phuclaithanh.com