Bùa Lỗ Ban

Thần Số Học |
01 Tháng 06
Bùa Lỗ Ban

Trong chúng ta ít nhiều đều có nghe qua về bùa phép, ngải nghệ v.v….. Kẻ tin, người không, có người cũng đã từng xài qua ! Mà về bùa ngải thì rất nhiều môn nhiều phái, bùa Xiêm, bùa Lèo, bùa Miên, bùa Mọi (tổ phù thủy 3 đầu lâu của Thượng cao nguyên Việt Nam), bùa Lỗ Ban v.v…

rong bài này xin nói về bùa Lỗ Ban, tương truyền (tâm, khẩu) qua nhiều đời tổ sư : Từ thời hồng hoang, thiên địa sơ khai, đức Hồng Quân Lão Tổ (hoá thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế) dạy ra ba vị đệ tử :

1) Thái Thượng Lão Quân-  2) Ngươn Thủy Thiên Tôn-  3) Cửu Thiên Huyền Nữ

Tam vị này mà người học phép thuật ở Việt Nam ta thường gọi là tam vị thánh tổ. Những vị này đều do tiên thiên khí hoá, chẳng phải nhân thần (từ người hiển thần như Đức Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực v.v…). Đức Thái Thượng Lão Quân chưởng quản Thái Thanh Cung, Đức Ngươn Thủy Thiên Tôn chưởng quản Ngọc Thanh Cung và Đức Cửu Thiên Huyền Nữ coi sóc Bồng Lai Cung cùng nhau giáo hoá chư thần tiên bát bộ, lúc đó (vài ngàn năm trước) loài người tu tiên dễ đắc đạo lắm vì nhiều nguyên nhân : Thái bình thịnh thế, nhiều bậc thượng căn, thời chánh pháp xiển dưong v.v….. ai có coi thất chân nhân quả hay tích bát tiên sẽ rõ.

Bùa phép do chư tổ, chư thầy truyền xuống dân gian lúc bấy giờ (Trung Hoa trước) chưa có tên gọi

là Lỗ Ban ! Lúc đó thiên hạ đều biết qua như một dạng đạo hạnh tu tiên 9 Bua chu 2

luyện đan của các đạo sỉ mà tuỳ theo từng vùng mà có tên gọi khác nhau …… có vùng gọi là mao sơn thuật, có kẻ gọi phù lục pháp, có người được thần tiên ấn chứng vì hửu duyên ,đắc đạo cho là vạn pháp qui tông pháp v.v…… đến đời Xuân Thu, tại nước Lỗ có một người tên Ban tự Cung Ban, ông là tổ của ngành thợ mộc mà ngày vía của ông là 20 tháng chạp âm lịch, tương truyền ông đi chu du các nước truyền dạy nghề mộc của mình cùng tài phép linh diệu nhứt hô bá ứng của ông,chửa bệnh, trừ tà cứu nhân độ thế rất nhiều ……song song vào đó đối với những kẻ ác, ông cũng ra tay trừng trị , ngài có thể dùng thần phù ếm một đạo mà bạn làm ăn khá cả đời (cả năm thì dể thôi) hoặc ngược lại suy sụp tha hương viễn xứ…..!

Vì là người nước Lỗ và huý là Ban nên người người cứ quen theo đó mà gọi là bùa Lỗ Ban cho đến nay vậy ! Thực sự thì đó là một đạo phái tiên gia, có cùng 1 gốc với tiên thiên thần giáo bên tàu hiện nay, căn bản là tích tinh, dưỡng khí, tồn thần, trì niệm thần chú, quán tưởng linh phù, luyện qua nhiều giai đoạn.

1)- Dòm đèn cầy – 2)- Dòm nhang – 3)- Dòm mặt trời – 4)- Dòm mặt trăng – 5)- Dòm sấm chớp

Muốn xuất sư ra làm thầy hành giả cần phải có công phu tu tập tinh tấn như vậy trong 3 năm, mới đủ công năng và luyện tâm (sức định) bền vững, nguội lạnh đạm bạc cùng danh lợi, nếu không hậu quả khó lường, vì một số thầy bùa làm việc không phải, do danh, lợi, tình mà dùng phù phép ếm đối thiên hạ, nên con sâu làm rầu nồi canh, khiến dân gian có cái nhìn sai lệch về đạo thuật này.

9 Bua chu 1

Tại hạ mạo muội ghi ra câu chú niệm hương của Lỗ Ban tiên sư pháp sau đây để quí vị tham cứu

– Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam mô hách hách dương dương, nhựt xuất đông phương, vạn sự thần pháp kiết tường độ thần đệ tử thủ chấp phần hương họa linh phù tiên sư, tổ sư chứng giám án thiên linh linh, án địa linh linh, ngã linh thần phù lai ứng hiện, án thiên viên, địa phương thập nhị công chương, thần phù đáo thử trừ tà ma, quỉ mị bất đáo vãng lai, trừ bá bệnh trừ tai ương.

Nam mô phật tổ minh dương bồ tát ma ha tát (3 lần)

Môn phái Lỗ Ban rất giống mật tông Tây Tạng hay Ấn Độ (sankrit) ở điểm chú trọng về sử dụng ấn khuyết, đó là nét khác biệt với các trường phái bùa khác như : Chà , Miên, Xiêm, Lèo, Mọi chỉ chú trọng vào thần chú và linh phù.

1 pháp sư Lỗ Ban muốn đạt pháp lực cao cường phải hội đủ 4 yếu tố : phù, chú, ấn, khuyết

9 Lo ban 2

Phù : linh phù (tức chữ bùa)

Chú : câu thần chú

Ấn : thủ ấn kết bằng 1 hoặc 2 tay

Khuyết : sự điểm đạo, chứng minh hay truyền thừa của tổ sư gia

Khi tác pháp dung nhập vào thân khẩu và ý (như mật tông gọi là tam mật tương ưng)
trong ý quán tưởng linh phù, miệng niệm thần chú tay kết thủ ấn thì công năng sẽ phát huy tối đa, có thể tróc thần triệu thánh, hàng phục linh giới v.v….

Ngoài ra pháp sư Lỗ Ban cần phải kiêm luôn về các môn như : trạch cát, bát sát, nhâm độn v.v……

Lỗ Ban kinh là 1 thiên thơ vi diệu dùng coi ngày giờ cất táng, xây dựng, xuất hành, cầu mưu v.v… mà tại hạ chưa hề thấy lưu hành phổ biến bên ngoài,

Lỗ Ban xích thì rất thông dụng trong môn kham dư, phong thủy nhưng có lẻ kích thước nhiều người dùng có chỗkhác nhau (tam sao thất bổn) theo kinh nghiệm tại hạ thì dùng ngọc bích xích chia màu sắc theo cửu cung phi tinh nhứt bạch, nhị hắc ,tam bích, tứ lục v.v…… chính xác hơn.

Khi muốn tác pháp (làm phép) hành giả cần tắm gội sạch sẽ ,thắp hương đèn ,xông trầm (nếu có) gỏ chuông triệu thỉnh, đảnh lể rồi mới tác bạch cùng thiên địa, tổ thầy ,9 phương trời 10 phương Phật …. chuyện mình muốn làm, sau đó ung dung ,hoà hưởn thổ nạp, khí vận đan điền, tam hoa tụ đỉnh… tưởng ánh kim quang ràn rụa khắp đạo tràng niệm chú sắc thủy :

Thử thủy phi phàm thủy, nhứt điểm tại nghiêng trung ,vân vủ tu tẩn chí, bệnh giả thôn chi ,bách quỷ tiêu trừ, tà quỷ phấn toái cấp cấp như luật lệnh (3 lần)

Sau đó mới kế tiếp niệm chú khai chỉ thổi vào giấy để vẽ bùa :

Chú bắc đế sắc ngô chỉ thư phù đã tà quỷ cảm hửu bất phục giả áp phó phong đô thành (3 lần)

Tiếp theo đọc chú khai bút thổi vào ngọn bút vẽ phù :

Cư thân ngủ lôi thần tướng ,điển chước quang hoa nạp ,nhứt tắc bảo thân mạng ,tái tắc phược quỷ phộc tà ,nhứt thiết tử hoạt diệt đạo ngã trường sinh cấp cấp như luật lịnh (3 lần)

9 Bua chu 5

Sau đó vừa mài mực vừa niệm câu chú khai nghiên :

Ngọc đế hửu sắc thần nghiên tứ phương kim mộc thủy hỏa thổ ,lôi phong lôi điển thần mặc khinh ma , thích lịch điển quang chuyển (3 lần)

Cuối cùng trước khi phóng bút vẻ bùa niệm thầm trong trí câu chú hạ bút 3 lần rồi vẽ 1 mạch nín hơi :

Thiên viên địa phương, sắc lệnh cửu chương, ngô kim hạ bút, vạn quỷ phục tùng cấp cấp như luật lịnh

Sau khi đã phóng bút nín hơi vẽ xong lá bùa, hành giả ngậm 1 ngụm nhỏ nước tay cầm lá linh phù xoay mặt về hướng đông hít vô 3 lần khí từ phương chấn,  thầm câu chú sau đây 3 lần rồi phun sương nước trong miệng ra lá phép ấy là hoàn thành nghi thức

Chú thư phù :

Hách hách âm dương, nhựt xuất đông phương, ngô sắc thư phù, phổ tảo bất tường ,khẩu thổ tam muội chi hỏa, nhởn phóng như nhựt chi quang, kim cang giáng phục tróc chư yêu quái, hoá vi cát tường, tả thiên thiên lực sỉ, hửu vạn vạn tinh binh cấp cấp như luật lịnh .

Cúng tổ vào 2 ngày rằm và mùng 1 âm lịch, mùng 2 và 16 âm lịch thời cúng binh, 25 âm lịch tháng chạp đưa tổ triều thiên, giao thừa rước về, mùng 3 tết cúng ra binh sáng sớm cũng là ngày cúng tiên sư ngành nghề , cùng có dịp chiêm kê túc xem cho vài người láng giềng muốn biết vận trong năm làm ăn thế nào …….!

Bùa chú là dùng Tha lực do nguyện lực của chư phật ,chư tổ, thánh thần mà linh ứng, cũng do năng lực hiệu triệu linh lực trong đại tự nhiên gom về của thần chú, nhưng nếu hành giả tinh tấn thiền định, vận khí công phu đều đặn mổi ngày thì pháp lực sẽ càng tăng trưởng khó thể nghỉ bàn. (theo Tiêu Dao Tử)

MỘT SỐ LÁ PHÙ CẦU TÀI

(có thể bỏ vào tượng hay dán trên bàn thờ).

Cách làm như trên thuộc phái Lỗ Ban của Đạo Tiên Gia. Còn theo Mật Tông thì sau khi đọc xong nghi quỹ của bổn tôn, các bạn chỉ cần trì 21 biến của BẠCH Y THẦN CHÚ, LỤC TỰ MINH CHÚ HAY CHUẨN ĐỀ… vào tượng. Sau cùng là hồi hướng cho các chư vị Thần là xong.

9 Bua chu 4

Trên đây là những hiểu biết cần thiết về bàn thờ Ông Địa – Thần Tài . Những điều đó chỉ giúp các bạn có khái niệm và những việc cần phải làm khi lập bàn thờ. Khi lập bàn thờ nên nhờ các vị có chuyên môn cao, đức hạnh trọng làm cho thì bàn thờ mới được linh nghiệm, đủ sức giúp cho thân chủ làm ăn phát đạt. Và điều sau cùng chúng tôi muốn nhắn nhủ các bạn : “CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ HƯỞNG”, tu thân, tích đức mới là mọi nguồn suối của hạnh phúc. Chúc các bạn thành công. Thân ái.

GIẢI THÍCH THÊM

Bát nhang, Thần Tài – Ông Địa, ông Cóc trước khi đem thờ cúng bắt buộc phải qua công đoạn Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng (Khai quang). Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Như vậy việc Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng (Khai quang) là làm tăng Linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng.

Các Pháp Sư có những bài Chú hay những linh phù mượn sắc lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm “Phép Trấn Thần” vào bát nhang hay ảnh tượng mới mua (thỉnh) về, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Sau đó sên bùa hay dùng Thần Chú để gia trì vào tượng hoặc hình, phong thuy-1cuối cùng dùng sắc lệnh đó để Hô Thần Nhập Tượng. Khi gia trì thì sẽ được nguyện lực của Thần Chú sên vào tượng hoặc hình, vì vậy mới có các vị theo chứng minh cho thân chủ khi van vái cúng bái và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ cho họ. Nếu không thì chỉ là một tượng hoặc hình bình thường mà thôi, có thể dùng để An Tâm (Khai Quang Điểm Nhãn là làm tăng linh khí cho pho tượng chứ không phải điểm nhãn cho các vị Phật – Tiên – Thánh – Thần. Mỗi vị đều có 1 bài Chú thỉnh riêng).

Ngưới Á Đông chúng ta rất tin tưởng vào vấn đề tâm linh, 1 bức tượng, 1 vật thể, nếu gọi đúng tên, đúng lúc thì sự linh thiêng sẽ ứng nghiệm. Sự cầu khẩn đó ứng nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà các vật thể đó đã được vị Thầy làm cho trở nên linh vật, huyền bí. Như vậy, việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị Thầy biết được bộ môn Khai Quang Điểm Nhãn, tức là phải biết mật mã để khai mở (Nếu không có khả năng Khai Quang thì 1 bức tượng chỉ là 1 khối đồng, 1 khối đất mà thôi ). Sự khác biệt giữa vật vô tri và vật linh thiêng là nhờ các Thầy Pháp Sư đọc Thần Chú, cộng thêm những nguyên tắc về tâm linh. Đi sâu vào vấn đề này rất phức tạp.

Vấn đề Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng (Khai quang), có nhiều ý kiến, chúng tôi xin ghi lại cho các bạn một số tài liệu để tham khảo

Quy Satan 1NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

VỀ CHÚA QUỶ SA-TĂNG

Trước khi trở thành chúa quỷ, đại diện cho những gì xấu xa nhất, Sa-tăng từng là tổng thiên thần do Chúa trời tạo ra, được Chúa yêu quý nhất.

Sa-tăng thường được biết đến dưới hình dạng một ác quỷ to lớn lừng lững, mặt mũi hung ác và chiếc đầu có hai sừng nhọn hoắt.

Quỷ Sa-tăng trong Kinh thánh

Nếu như mọi tồn tại trên thế giới – cả trên trời, mặt đất và biển cả – đều là sản phẩm của Chúa thì Sa-tăng cũng vậy. Ban đầu, đó là một trong ba tổng lãnh thiên thần do Chúa trời tạo ra, có tên là Lucifer, có nghĩa là ngôi sao mai ngời sáng. Lucifer cùng với hai tổng thiên thần khác là Michael và Gabriel giúp Chúa trời cai quản thiên giới. Vị thiên thần này không những có quyền lực lớn mà còn có hình dung tuyệt đẹp, được Chúa vô cùng yêu thương, giao nhiều trọng trách. Điều đó khiến Lucifer dần dần trở nên kiêu ngạo và ngông cuồng, cảm thấy mình không thua kém gì Chúa trời. Ông ta đố kỵ với Chúa, thèm khát địa vị của ngài, thèm khát quyền lực tối thượng.

Ấp ủ tham vọng thoán vị, Lucifer rủ rê các thiên thần tạo phản lật đổ Chúa trời và lạ thay, có đến 1/3 số thiên thần đi theo ông ta. Một cuộc chiến khủng khiếp diễn ra trên thiên đường và kết cục là vị tổng thiên thần sa ngã tự coi mình cao hơn Chúa đã thất bại, bị ném xuống 18 tầng địa ngục và trở thành chúa quỷ. Quy Satan 2Từ đó, ông ta được gọi là Sa-tăng, có nghĩa là sự hủy diệt.

Sa-tăng được coi là kẻ đã hóa thân thành con rắn để quyến rũ A-đam và Eva phản lại lời răn của Chúa: không được ăn trái cây hiểu biết về sự tốt xấu. Họ đã ăn trái cây đó, để từ chỗ ngây thơ, trong trắng hoàn toàn như một đứa trẻ, họ đã có tri thức đầu tiên, lần đầu tiên biết về sự tốt và xấu, lần đầu tiên thấy xấu hổ về sự trần truồng của mình và những dục vọng của xác thịt. Hiểu biết đó khiến họ bị đẩy ra khỏi vườn địa đàng, và con cháu đời đời mang tội với tổ tông.

Quỷ vương Sa-tăng cũng từng cám dỗ cả Chúa Jesu khi ngài ở trong hoang mạc, trước thời điểm ngài xuất hiện công khai truyền đạo. Sứ mệnh của Jesu là hiến mình trên thập giá để cứu chuộc loài người, nhưng Sa-tăng hứa sẽ đem cho ngài toàn bộ quyền lực và vinh quang của cõi thế gian, và dĩ nhiên là quỷ đã thất bại. Sau này, quỷ vương còn nhiều lần tiếp tục trổ tài lung lạc các môn đồ của Chúa trên hành trình truyền đạo.

Theo nghĩa biểu trưng, Sa-tăng không phải là con quỷ tìm cách ăn thịt người, mà là hiện thân cho sự sa ngã của linh hồn, là sự buông mình theo cám dỗ của dục vọng đen tối. Khi con người vướng vào tội lỗi, chứng tỏ họ đã bị quỷ dữ – tức cái ác, cái xấu – lung lạc và chiếm hữu.

Tranh ngoai 5Về tích Sa-tăng dụ dỗ A-đam và Eva ăn táo cấm, nhiều người cho rằng khi gác sang một bên ý nghĩa tôn giáo, chỉ căn cứ vào câu chuyện thì có thể coi Sa-tăng có vai trò tích cực đối với loài người. Nếu không có con rắn xúi giục ăn trái cấm, A-đam và Eva không bao giờ có tri thức. Họ sẽ mãi mãi được sống sung sướng, bình an trong vườn địa đàng, là “con cưng” của Thượng đế, nhưng trong tình trạng “trắng xóa” về trí tuệ, họ chẳng hơn gì những tạo vật vô tình khác như chim muông, cây cảnh, có chăng là đẹp hơn, được Chúa yêu thích hơn mà thôi. Nhưng khi đã ăn trái cây đó, mắt họ mở ra, tri thức ùa đến, tuy cái xấu, sự đau đớn, khổ não cũng xuất hiện trong đời họ, nhưng so với các tạo vật còn lại, họ đã ở đẳng cấp khác hẳn.

Luồng ý kiến trên cho rằng, đối với sự tiến hóa của loài người, chuyện con rắn dụ A-đam và Eva ăn táo cũng mang tính cách mạng, mở ra một kỷ nguyên mới, không khác gì thần Prometheus trong thần thoại Hy Lạp ăn cắp lửa cho loài người, giúp họ thoát khỏi thời mông muội.  Đó là chưa kể, vì ăn trái cấm, A-đam và Eva mới được thức tỉnh về ham muốn xác thịt và nhờ đó, loài người mới được sinh sôi đông đúc như ngày nay.

Đạo thờ quỷ Sa-tăng

Từ xa xưa, Sa-tăng đã được không ít người thờ phụng với quan điểm thế giới có hai phần tốt và xấu, thiện và ác, và Sa-tăng đại diện cho một trong hai phần đó. Quy Satan 3Khoảng thế kỷ 12, các Lễ hội Đen xuất hiện với những nghi lễ quái đản dâng lên quỷ vương, bao gồm việc hành xác và những hành vi tình dục kỳ quái. Đến thế kỷ 16 – 17, lễ hội này khá thịnh hành ở châu Âu.

Hiện thế giới có rất nhiều kiểu thờ phụng Sa-tăng với nghi lễ và niềm tin khác nhau. Ở Mỹ, năm 1966, một cựu chuyên gia luyện thú và thôi miên tên là Anton Lavey đã sáng lập ra cái gọi là Hội thờ quỷ Sa-tăng mà ông ta là Giáo hoàng Đen, có tổ chức với nhiều cấp bậc, có khẩu hiệu và “kinh thánh” hẳn hoi. Nghi thức tế bái của hội này vô cùng quái đản, rùng rợn như nghi lễ ma cà rồng hút máu, hành dâm tập thể, dùng ma túy, tự cắt rạch da, cắt tay chân lấy máu hiến cho Sa-tăng – kẻ có quyền năng đánh thức bản chất thật sự của con người.

Đối với một nhóm nhỏ, việc thờ Sa-tăng không mang nghĩa tôn thờ cái ác và bạo lực, mà là tôn thờ một triết lý sống: cởi bỏ những kỷ luật, quy tắc trói buộc của xã hội để sống thật với bản ngã, dục vọng của bản thân. Họ quan niệm, sự tham lam, xấu xa cũng là một phần của bản chất người và không cần phải xiềng xích nó, nhất là những thôi thúc của thể xác.

Vào cuối năm ngoái, tại Witten, Đức, một cặp vợ chồng trẻ đã dùng búa giết chết người bạn thân trong nghi lễ tế Sa-tăng tại nhà riêng, sau đó xăm biểu tượng của quỷ lên người nạn nhân, uống máu anh ta. Hai kẻ sát nhân khai với cảnh sát rằng chúng chỉ thực hiện nghi thức cống nạp linh hồn cho quỷ – chủ nhân của chúng, và anh bạn này được chọn để hiến tế vì anh ra rất hài hước, hẳn sẽ phục vụ tốt cho chủ nhân.  Cô vợ, Manuella, còn nói rằng chúng là ma cà rồng nên phải uống máu anh bạn đó, rằng cô ta đã ký giấy bán linh hồn cho Sa-tăng rồi. Chẳng biết 15 năm tù có làm cho cặp vợ chồng này bớt trung thành với vị chủ nhân đáng sợ đó không.

Cái ác cũng cổ xưa như chính loài người, và dường như luôn tồn tại song hành cùng nhân loại. Vì thế nên quỷ vương từ trong truyền thuyết mấy nghìn năm vẫn tiếp tục “sống” trong thế giới hiện đại với sự xuất hiện của bao nhiêu tội ác mới. Thật may, Sa-tăng chưa bao giờ là chủ nhân của thế gian, vì thế cái ác vẫn chỉ có thể hoành hành trong bóng tối.

Xuân Mai post

Tin liên quan

Đang lấy bài viết liên quan...
Đang cập nhập hóa đơn, vui lòng đợi...